Tổng Hợp Các Phím Tắt Autocad Thông Dụng Nhất Bạn Cần Biết

Tổng hợp các phím tắt autocad cơ bạn mà bạn nên biết

Sử dụng các phím tắt autocad giúp bạn hoàn thành bản vẽ một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Vậy trong Autocad có những phím tắt nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Phần Mềm Văn Phòng nhé.

Tổng hợp các phím tắt autocad cơ bạn mà bạn nên biết
Tổng hợp các phím tắt autocad cơ bạn mà bạn nên biết

Tổng hợp các phím tắt Autocad thông dụng nhất

Autocad được biết đến là phần mềm chuyên dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật bằng bề mặt 3D hoặc vectơ 2D. Tuy nhiên, phần mềm này có đến 170 loại phím tắt khác nhau, nếu nhớ hết thì khá là khó. Do đó, trong bài viết phanmemvanphong.vip chỉ chia sẻ những phím tắt Autocad thông dụng nhất giúp bạn cải thiện kỹ năng và tiết kiệm thời gian khi cần vẽ bản vẽ:

Một số phím tắt liên quan đến màn hình

Một số phím tắt Autocad liên quan đến màn hình
Một số phím tắt liên quan đến màn hình
STT Phím tắt Chức năng
1 Ctrl + 0 Dùng để làm sạch màn hình
2 Ctrl + 1 Dùng để bật thuộc tính của đối tượng
3 Ctrl + 2 Dùng để tắt hoặc bật các cửa sổ Design Center
4 Ctrl + 3 Dùng để tắt hoặc bật các cửa Tool Palette
5 Ctrl + 4 Dùng để tắt hoặc bật các cửa Sheet Palette
6 Ctrl + 6 Dùng để tắt hoặc bật các cửa sổ liên kết đến tệp chứa bản vẽ gốc
7 Ctrl + 7 Dùng để tắt hoặc bật các cửa sổ Markup Set Manager
8 Ctrl + 8 Dùng để bật nhanh máy tính điện tử
9 Ctrl + 9 Dùng để tắt hoặc bật các cửa sổ Command

Một số phím tắt được sử dụng để bật/tắt chế độ vẽ

Một số phím tắt Autocad được sử dụng để bật/tắt chế độ vẽ
Một số phím tắt được sử dụng để bật/tắt chế độ vẽ
STT Phím tắt Chức năng
1 F1 Dùng để tắt hoặc bật cửa sổ trợ giúp
2 F2 Dùng để tắt hoặc bật cửa sổ lịch sử Command
3 F3 Dùng để tắt hoặc bật chế độ truy bắt điểm Snap
4 F4 Dùng để tắt hoặc bật chế độ truy bắt điểm 3D
5 F6 Dùng để tắt hoặc bật hệ trục tọa độ người dùng ÚC
6 F7 Dùng để tắt hoặc bật màn hình lưới
7 F8 Dùng để tắt hoặc bật chế độ cố định phương ngang, đứng của nét vẽ
8 F9 Dùng để tắt hoặc bật chế độ truy bắt điểm chính xác
9 F10 Dùng để tắt hoặc bật chế độ polar tracking
10 F11 Dùng để tắt hoặc bật chế độ truy bắt điểm thường trú Object snap
11 F12 Dùng để tắt hoặc bật chế độ hiển thị thông số của con trỏ chuột dynamic input

Những phím tắt hỗ trợ cho công việc

Những phím tắt Autocad hỗ trợ cho công việc
Những phím tắt hỗ trợ cho công việc
STT Phím tắt Chức năng
1 Ctrl + C Dùng để sao chép các đối tượng
2 Ctrl + X Dùng để cắt các đối tượng
3 Ctrl + V Dùng để dán các đối tượng đã sao chép
4 Ctrl + Shift + C Dùng để sao chép vào Clipboard với mốc điểm
5 Ctrl + Shift + V Dùng để dán các dữ liệu theo khối
6 Ctrl + Y Dùng để thao tác lại thao tác cuối
7 Ctrl + Z Dùng để hoàn tác thao tác cuối
8 Ctrl + [ hoặc Ctrl + \

 

Dùng để hủy bỏ một số lệnh hiện tại
9 ESC Dùng để hủy bỏ các lệnh hiện tại

 

Những phím tắt trong Autocad dùng để quản lý bản vẽ

Những phím tắt trong Autocad dùng để quản lý bản vẽ
Những phím tắt trong Autocad dùng để quản lý bản vẽ
STT Phím tắt Chức năng
1 Ctrl + O Dùng để mở bản vẽ đã có sẵn trong máy
2 Ctrl + N Dùng để tạo một bản vẽ mới
3 Ctrl + P Dùng để mở ra hộp thoại in ấn
4 Ctrl + S Dùng để lưu lại bản vẽ
5 Ctrl + Q Dùng để thoát trang
6 Ctrl + A Dùng để lựa chọn/bôi đen tất cả các đối tượng
7 Ctrl + Tab Dùng để chuyển đổi màn hình qua lại giữa các Tab
8 Ctrl + Shift + Tab Dùng để chuyển màn hình về bản vẽ trước
9 Ctrl + Page Down Dùng để chuyển màn hình sang tab tiếp theo trong bản vẽ hiện tại
10 Ctrl + Page up Dùng để chuyển màn hình sang tab trước đó trong bản vẽ hiện tại

Những phím tắt Autocad dùng cho việc chuyển đổi chung

Những phím tắt Autocad dùng cho việc chuyển đổi chung
Những phím tắt dùng cho việc chuyển đổi chung
STT Phím tắt Chức năng
1 Ctrl + D Dùng để chuyển sang chế độ màn hình hiển thị
2 Ctrl + G Dùng để tắt hoặc bật màn hình lưới
3 Ctrl + F Dùng để tắt hoặc bật chế độ truy bắt điểm Snap
4 Ctrl + E Sử dụng chu trình thông qua máy bay isometric
5 Ctrl + Shift + H Dùng để tắt hoặc bật toàn bộ các công cụ trên màn hình làm việc
6 Ctrl + H Dùng để tắt hoặc bật chế độ làm việc Group
7 Ctrl + I Dùng để Chuyển đổi Coords
8 Ctrl + Shift + I Dùng để bật hoặc tắt các điểm hạn chế trên đối tượng

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng lệnh đếm đối tượng trong CAD nhanh chóng

Tổng hợp các lệnh thường dùng trong Autocad

Bên cạnh các phím tắt thông dụng giúp bạn tối ưu thời gian khi cần vẽ thì Autocad còn cung cấp các lệnh tắt. Và trong quá trình làm việc bạn sẽ phải kết hợp nhiều lệnh tắt khác nhau. Tuy nhiên, với những ai mới làm quen với phần mềm này thì chỉ nên ghi nhớ các lệnh dưới đây:

Nhóm lệnh vẽ hình cơ bản với Autocad

Nhóm lệnh vẽ hình cơ bản với Autocad
Nhóm lệnh vẽ hình cơ bản với Autocad
STT Lệnh Chức năng
1 A – Arc Lệnh vẽ các cung tròn
2 C – Circle Lệnh vẽ các đường tròn
3 L – Line Lệnh vẽ các đoạn thẳng El – Ellipse
4 El – Ellipse Lệnh vẽ các hình elip
5 Pl – Polyline Lệnh vẽ các đoạn thẳng liên tiếp (vẽ đa tuyến)
6 Pol – Polygon Lệnh vẽ các đa giác đều
7 Rec – Rectangle Lệnh vẽ các hình chữ nhật

Nhóm lệnh vẽ đường kích thước với Autocad

Nhóm lệnh vẽ đường kích thước với Autocad
Nhóm lệnh vẽ đường kích thước với Autocad
STT Lệnh Chức năng
1 D – Dimension Lệnh quản lý, tạo kiểu đường kích thước
2 Dal – Dimaligned Lệnh ghi kích thước xiên
3 Dan – Dimangular Lệnh ghi kích thước góc
4 Dba- Dimbaseline Lệnh ghi kích thước song song
5 Dco – Dimcontinue Lệnh ghi kích thước nối tiếp
6 Ddi – DimDiameter Lệnh ghi kích thước đường kính
7 Dli – Dimlinear Lệnh ghi kích thước nằm ngang hoặc thẳng đứng
8 Dra – Dimradius Lệnh ghi kích thước bán kính

Nhóm lệnh quản lý với phần mềm Autocad

Nhóm lệnh quản lý với phần mềm Autocad
Nhóm lệnh quản lý với phần mềm Autocad
STT Lệnh Chức năng
1 La – Layer Lệnh quản lý hiệu chỉnh layer
2 Op – Options Lệnh quản lý cài đặt mặc định
3 Se – Settings Lệnh quản lý cài đặt bản vẽ hiện hành

Nhóm lệnh Autocad phóng to thu nhỏ, sao chép, di chuyển,…

Nhóm lệnh Autocad phóng to thu nhỏ, sao chép, di chuyển,...
Nhóm lệnh Autocad phóng to thu nhỏ, sao chép, di chuyển,…
STT Lệnh Chức năng
1 Co, Cp – Cop Lệnh sao chép đối tượng
2 M – Move Lệnh di chuyển đối tượng
3 Ro – Rotate Lệnh xoay đối tượng
4 P – Pan Lệnh di chuyển tầm nhìn ở model (hoặc bạn có thể sử dụng con lăn chuột để nhấn giữ)
5 Z – Zoom Lệnh thu nhỏ hoặc phóng to tầm nhìn

Các nhóm lệnh khác

STT Lệnh Chức năng
1 3A – 3DArray Lệnh sao chép thành dãy trong 3D
2 3DO – 3DOrbit Lệnh xoay đối tượng trong không gian 3D
3 3F – 3DFace Lệnh tạo bề mặt 3D
4 3P – 3DPoly Lệnh vẽ đường PLine không gian 3 chiều
5 A – ARC Lệnh vẽ cung tròn
6 AA – ARea Lệnh tính chu vi và diện tích
7 AL – ALign Lệnh xoay, di chuyển, scale
8 AR – ARray Lệnh sao chép đối tượng thành một dãy trong 2D
9 ATT – ATTDef Lệnh định nghĩa thuộc tính
10 ATE – ATTEdit Lệnh hiệu chỉnh thuộc tính Block
11 B – BLock Lệnh tạo Block
12 BO – Boundary Lệnh tạo đa tuyến kín
13 BR – Break Lệnh xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn
14 C – Circle Lệnh vẽ đường tròn
15 CH – Properties Lệnh hiệu chỉnh tính chất của đối tượng
16 CHA – ChaMfer Lệnh vát mép các cạnh
17 CO – cp Copy Lệnh sao chép đối tượng
18 D – Dimstyle Lệnh tạo kiểu kích thước
19 DAL – DIMAligned Lệnh ghi kích thước xiên
20 DAN – DIMAngular Lệnh ghi kích thước góc
21 DBA – DIMBaseline Lệnh ghi kích thước song song
22 DCO – DIMContinue Lệnh ghi kích thước nối tiếp
23 DDI – DIMDiameter Lệnh ghi kích thước đường kính
24 DED – DIMEDit Lệnh chỉnh sửa kích thước
25 DI – Dist Lệnh đo góc và khoảng cách giữa 2 điểm
26 DIV – Divide Lệnh chia đối tượng thành những phần bằng nhau
27 DLI – DIMLinear Lệnh ghi kích thước nằm ngang hoặc thẳng đứng
28 DO – Donut Lệnh vẽ hình vành khăn
29 DOR – Dimordinate Lệnh xác định tọa độ điểm
30 DRA – DIMRadius Lệnh ghi kích thước bán kính
31 DT – Dtext Lệnh ghi văn bản
32 E – Erase Lệnh xóa đối tượng
33 ED – DDEdit Lệnh hiệu chỉnh kích thước
34 EL – Ellipse Lệnh vẽ đường elip
35 EX – Extend Lệnh kéo dài đối tượng
36 EXit – Quit Lệnh thoát khỏi chương trình
37 EXT – Extrude Lệnh tạo khối từ hình 2D.
38 F – Fillet Lệnh bo tròn góc, tạo góc lượn
39 FI – Filter Lệnh chọn lọc đối tượng theo thuộc tính
40 H – Hatch Lệnh vẽ mặt cắt
41 HE – Hatchedit Lệnh hiệu chỉnh mặt cắt
42 HI – Hide Lệnh tạo lại mô hình 3D với những đường bị khuất
43 I – Insert Lệnh chèn hình khối
44 -I – – Insert Lệnh chỉnh sửa khối được chèn
45 L – Line Lệnh vẽ đường thẳng
46 IN – Intersect Lệnh tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng
47 LA – Layer Lệnh tạo lớp và các thuộc tính
48 -LA – – Layer Lệnh hiệu chỉnh thuộc tính layer
49 LE – Leader Lệnh tạo ra các đường dẫn chú thích
50 LEN – Lengthen Lệnh thu ngắn hoặc kéo dài đối tượng bằng chiều dài cho trước
51 LW – Weight Lệnh khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
52 LO – Layout Lệnh tạo layout
53 LT – Linetype Lệnh hiển thị hộp thoại tạo và xác lập kiểu đường
54 LTS – LTSCale Lệnh xác lập tỷ lệ đường nét
55 M – Move Lệnh di chuyển đối tượng được chọn
56 MA – Matchprop Lệnh sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hoặc nhiều đối tượng khác
57 MI – Mirror Lệnh lấy đối tượng qua 1 trục
58 ML – MLine Lệnh tạo ra những đường song song
59 MO – Properties Lệnh hiệu chỉnh các thuộc tính
60 MS – MSpace Lệnh chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình
61 MT – MText Lệnh tạo ra 1 đoạn văn bản
62 MV – MView Lệnh tạo ra cửa sổ động
63 O – Offset Lệnh sao chép song song
64 P – Pan Lệnh di chuyển cả bản vẽ
65 PE – PEdit Lệnh chỉnh sửa các đa tuyến
66 PL – PLine Lệnh vẽ đa tuyến
67 PO – Point Lệnh vẽ điểm
68 POL – Polygon Lệnh vẽ đa giác đều khép kín
69 PS – PSpace Lệnh chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy
70 R – Redraw Lệnh làm mới màn hình
71 REC – Rectangle Lệnh vẽ hình chữ nhật
72 REG – Region Lệnh tạo miền
73 REV – Revolve Lệnh tạo khối 3D tròn xoay
74 RO – Rotate Lệnh xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm
75 RR – Render Lệnh hiển thị cây, cảnh, vật liệu, đèn,… của đối tượng
76 S – Stretch Lệnh thu ngắn hoặc kéo dài tập hợp của đối tượng
77 SC – Scale Lệnh thu nhỏ hoặc phóng to theo tỷ lệ
78 SHA – Shade Lệnh tô bóng đối tượng 3D
79 SL – Slice Lệnh cắt khối 3D
80 SO – Solid Lệnh tạo ra những đa tuyến có thể tô đầy được
81 SPL – SPLine Lệnh vẽ đường cong bất kỳ
82 SPE – SPLinedit Lệnh hiệu chỉnh spline
83 ST – Style Lệnh tạo các kiểu ghi văn bản
84 SU – Subtract Lệnh phép trừ khối
85 T – MText Lệnh tạo ra 1 đoạn văn bản
86 TH – Thickness Lệnh tạo độ dày cho đối tượng
87 TOR – Torus Lệnh vẽ xuyến
88 TR – Trim Lệnh cắt xén đối tượng
89 UN – Units Lệnh định vị bản vẽ
90 UNI – Union Lệnh phép cộng khối
91 VP – DDVPoint Lệnh xác lập hướng xem 3D
92 WE – Wedge Lệnh vẽ hình chêm, nêm
93 X – Explode Lệnh phân rã đối tượng
94 XR – XRef Lệnh tham chiếu ngoại vào những file bản vẽ
95 Z – Zoom Lệnh thu nhỏ hoặc phóng to

Hướng dẫn cách đặt lệnh tắt trong Autocad

Sau khi đã nắm được các phím tắt và các lệnh trong Autocad thì việc tiếp theo bạn cần tiếp cận đó là cách đặt lệnh tắt trong cad. Dưới đây phanmemvanphong.vip chia sẻ đến bạn 2 cách giúp bạn đặt lệnh tắt:

Đặt lệnh tắt bằng Edit Program Parameters

Đặt lệnh tắt bằng Edit Program Parameters, bạn sẽ cần thực hiện các thao tác sau:

  • Bước 1: Bạn vào “Tool”, chọn tiếp mục “Customize”, tiếp tục chọn “Edit Program Parameters (acad.pgp) để bắt đầu thực hiện đặt lệnh tắt.
  • Bước 2: Tại đây màn hình sẽ hiển thị một acad – Notepad. Trong “Notepad” này có hiển thị đầy đủ những lệnh tắt cơ bản nhất của Autocad. Bạn chỉ việc chọn lệnh phù hợp với nhu cầu cần dùng.
  • Bước 3: Sau khi đã chỉnh sửa xong thì bạn gõ lệnh “Reinit”, nhấn vào “Enter” sau đó tích vào ô “PGP”, cuối cùng nhấn “OK” để hoàn thành.

Cách đặt lệnh tắt bằng Command Alias Editor

Cách đặt lệnh tắt bằng Command Alias Editor
Cách đặt lệnh tắt bằng Command Alias Editor

Để sử dụng Command Alias Editor khi cài đặt lệnh tắt trong Autocad, bạn sẽ thực hiện một số thao tác sau:

  • Bước 1: Bạn vào mục “Express”, chọn tiếp “Tool”, chọn tiếp “Command Alias Editor” để đặt lệnh.
  • Bước 2: Tại đây màn hình sẽ hiển thị hộp thoại acad.pgp – “AutoCAD Alias Editor”, bạn nhấn chọn “Add” sau đó nhấn vào “OK” toàn bộ hộp thoại nếu muốn đổi các lệnh tắt theo ý muốn của mình.

Trên đây là tổng hợp các phím tắt Autocad thông dụng nhất kèm theo các lệnh thường được sử dụng nhiều khi dùng phần mềm Autocad cho việc vẽ bản vẽ và hướng dẫn chi tiết cách đặt lệnh tắt trong Autocad. Hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, phanmemvanphong.vip sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng và tối ưu thời gian cho một bản vẽ kỹ thuật.

Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *